Nội dung chính
Sau khi khám phá 10 món ăn không thể bỏ qua khi về Bình Định ăn tết nguyên đán, đặc biệt là tết Kỷ Hợi 2019 sắp tới. Dichvuhangkhong.com.vn sẽ tiếp tục bổ sung vào danh sách món ngon Bình Định trong phần tiếp theo.
Xem thêm: Về Bình Định ăn Tết nguyên đán: những món ăn không thể quên (P1)
Bánh hỏi Diêu Trì
Một món ăn Việt Nam với sợi bún gạo đan xen với nhau và thường được ăn cùng mỡ hành trên bề mặt. Mọi người cũng thích ăn cùng nước mắm pha cùng rau sống.
Bánh hỏi là một món ăn ngon của Bình Định, và ngon hơn cả là ở Diêu Trì, Tuy Phước. Bánh được làm từ bột gạo. Thịt heo quay và hấp thường được ăn kèm với bánh. Điểm đặc biệt ở Bình Định là mọi người ăn bánh hỏi cùng với lòng heo hấp.
Để ăn bánh hỏi đúng chất Bình Định, trước tiên là một lớp mỡ hành trên bánh giúp bánh dễ ăn và đẹp mắt. Nội tạng heo được luộc lên và cắt thành miếng nhỏ: tim, gan, thận và một ít thịt nạt. Nước chấm rất quan trọng, được làm từ nước mắm, chanh, tỏi và ớt. Ăn kèm một chút rau sống. Một điều đặc biệt đặc trưng ở Bình Định là món bánh hỏi được phục vụ cùng cháo nấu cùng thịt lớn bằm.
Bánh xèo Mỹ Cang
Bánh xèo Mỹ Cang rất đặc biệt nhờ các nguyên liệu đường sản xuất từ chính nơi này. Các thành phần gồm gạo từ những đánh đồng ở khu vực phía Đông, tôm từ các ao nước ngọt Thị Nại, cùng nước sốt được làm từ nước mắm ngon nhất của khu vực. Bánh xèo được quấn trong bánh tráng mỏng, một ít rau sống, xoài và dưa chuột. Vị ngọt của tôm, chua của xoài và chát của chuối sống, tất cả hoà quyện với hương vị đặc biệt của bánh xèo Mỹ Cang.
Bánh xèo Mỹ Cang không phức tạp, ngược lại, rất đơn giản. Lớp đầu tiên là lớp vỏ mỏng trên chảo dầu nóng, sau đó cho tôm, giá, hành tây thái lát và ngò cắt nhỏ. Nước chấm được làm từ nước mắm. đường, nước cốt chanh và một ít tỏi, ớt. Bánh cũng cần kết hợp với giá, rau sống, dưa leo, xoài, chuối sống.
Bánh ít là gai
Bánh ít là một biểu tượng với người dân ở Bình Định. Không có gì đặc biệt trong thành phần nhưng lại mang đến hương vị ngon khó tả với những người lần đầu thử chiếc bánh đặc biệt này. Nhìn bên ngoài, lớp vỏ được làm bằng bột gạo nếp với được bọc bằng lá gai. Bên trong có thể là đậu xanh hoặc cơm dừa.
Tất cả đều kết hợp mang lại cho bạn một trải nghiệm khó quên với món bánh ít là gai Bình Định.
Nem Chợ Huyện
Nem Chợ Huyện không chị được yêu thích bởi người dân Bình định mà kể cả khách du lịch. Thưởng thức miếng nem chấm cùng nước chấm đậu tương, một chút tỏi và ớt, và bạn sẽ cảm thấy hương vị khó tả.
Cắn một miếng Nem Chợ Huyện, bạn có thể cảm nhận sự dai, chua và ngọt kết hợp cùng một lúc. Món nem trở nên hoàn hảo nếu nó được nướng trên lửa, ăn cùng rau mùi, ngò, chuối, khế, dưa chuột, nước tương tỏi và ớt.
Tré
Tré Bình Định được mọi người biết đến với vị chua, ngọt của nó, và quan trọng nhất là hình dạng của nó giống như bó rơm. Các thành phần để làm Tré rất đơn giản và có sẵn: thịt lợn, thịt xông khói, mè, riềng, ớt, lá ổi non và tỏi.
Tré được lên men tự nhiên, sau 2 đến 3 ngày nó sẽ được tự động chín, và các loại gia vị sẽ được hấp thụ và Tré để tạo nên hương vị độc đáo của món ăn. Khi ăn, Tré được bóc ra và bay lên đĩa. Các món ăn được ăn cùng là bánh tráng, rau thơm, chuối sống, dưa chuột, dưa chua, cà rốt thái lát, tỏi, hành là, và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là nước mắm.
Mắm ruột cá ngừ Quy Nhơn
Hương vị của món ăn đậm đà, thơm nồng và ngọt ngào được ăn cùng cơm, bánh tráng cuốn, mì và nhiều món đặc biệt của vùng đất Bình Định.
Món mắm nhìn khá đơn giản nhưng để làm nó trở nên hoàn hảo cũng không kém phần kỳ công. Cá ngừ phải thật tươi, lượng ruột mỗi lần làm mắm phải trên một ký. Cho thêm muối hột vào sau đó đậy kín trong vòng 3 tháng. Để sử dụng làm nước chấm ăn với cơm nóng, bún cùng món ăn dân dã hàng ngày của người dân Bình Định.
Mắm nhum Mỹ An
Cầu gai (Nhím biển) là một loài nhuyễn thể biển, họ hàng với ốc sên. Thường sống trong các rặng san hô ven biển với nước ấm và rêu. Có rất nhiều loại nhím, nhưng tốt nhất vẫn là nhím đen Bình Định. Mắm nhum giống như dầu, có màu đỏ đen và béo. Các gia vị ăn cùng là tỏi, hạt tiêu.
Có rất nhiều món có thể ăn cùng với mắm Nhum. Người dân địa phương thích ăn với bún tươi hoặc thịt luộc cuốn bánh tráng. Thường được sử dụng trong các bữa ăn gia đình, đôi khi là món quà ý nghĩa cho bạn bè và người thân.
Rượu Bàu Đá
Rượu Bàu đá là sản phẩm đặc biệt, đồng thời là niềm tự hào của người dân Bình Định. Đây là một loại rượu mạnh, hơn 50 độ, bạn có thể say rất nhanh với loại rượu này.
Rượu Bàu đá được làm dựa vào công thức bí mật của mỗi gia đình. Nước được sử dụng để làm rượu lấy từ huyện An Nhơn. Rượu không để lại bất kỳ tác dụng nào sau khi uống như đau đầu. Rượu được ủ bằng rượu nếp, có tác dụng làm hương vị rượu mạnh, ấm và ngọt hơn.