Nội dung chính
Bình Định có lẽ là một trong những nơi mà người Chăm đầu tiên đến Việt Nam. Địa lý thuận lợi nơi đây tạo điều kiện phát triển cảng Thị Nại tọa lạc tại Quy Nhơn hiện nay. Kinh đô của Chăm Pa nằm xung quanh cảng này và là thành phố chính. Trung tâm của nó nằm ở vùng đất thấp phía namBình Định.
Đến với vùng đất truyền thống võ cùng sự nổi tiếng của các anh hùng, bạn sẽ nghe thấy tiếng vang của hàng trăm năm lịch sử thì thầm. Bình Định, không chỉ là vùng đất của văn hóa Chăm Pa, vùng đất của các anh hùng, mà còn là vùng đất của ẩm thực. Vùng đất Bình Định tuyệt vời sẽ làm bạn ngạc nhiên theo thời gian.
Bún chả cá Quy Nhơn
Bún chả cá Quy Nhơn được làm từ cá ngừ béo nhất, tươi và ngọt nhất, nước dùng ngọt, trong suốt được làm từ xương và đầu cá ngừ.
Bún gồm hai loại chả cá, chả cá hấp và chiên. Chả cá chiên thì giòn, dai, cay cùng mùi thơm của cá ngừ. Kết hợp với tiêu sọ, cá ngừ chiên ngon hơn bao giờ hết. Chả cá hấp thì thanh ngọt hơn, ít dầu; Mềm và không quá béo như chiên. Ăn kèm với nước chấm chua ngọt cùng một số loại rau sống đặc trưng của vùng đất miền trung.
Bún tôm Châu Trúc
Thăm quan làng Châu Túc, bạn không được bỏ lỡ món bún tôm lộng lẫy, hấp dẫn này. Để có một tô bún tôm hoàn hảo, quy trình chế biến phải tuân theo quy trình nghiêm ngặt. Đầu tiên là bún. Bún phải được trụng nước cho đến khi mềm. Tôm để ăn cùng bún là tôm được bắt từ hồ Châu Trúc. Tôm được ướp với một ít muối và ớt sau khi loại bỏ vỏ. Sau đó cho thêm nước dùng và một ít tiêu. Để món ăn thêm lạ miệng, bạn có thể ăn kèm với bánh tráng nướng.
Món ăn được kết hợp bởi vị ngọt và tươi của tôm, cay của ớt và vị nồng của hành tây.
Bún riêu cua
Bún riêu cua Quy Nhơn có công thức đặc biệt mang đến hương vị độc đáo không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác. Để có được một bát bún riêu cua ngon, cua phải được nghiền sau đó trộn với trứng, một ít bột mì, đường, muối, tiêu và ớt. Đun sôi nước và cho tất cả vào để sôi tầm 5 phút, khi bạn thấy riêu cua nở nổi trên mặt nước, thì bạn đã có một nồi nước dùng hoàn chỉnh. Bạn cũng có thể thêm vào một ít rong biển.
Các loại rau sống rất cần thiết cho món ăn. Cùng với hương vị đậm đà từ cua và trứng, rau sống giúp cân bằng hương vị cho món bún riêu. Một số loại rau sống ăn cùng: chuối sống sát lát, rau mùi, giá đỗ, xà lách, rau thơm…
Bún Song thằn
Bún Song thằn của làng An Thái từ lâu đã là một món ăn độc đáo của vùng đất anh hùng. Bún rất ngon và bổ dưỡng vì được làm từ hạt đậu. Tên gọi được xuất phát từ cách họ làm ra: vắt sợi bún thành từng đôi một và buộc chúng lại với nhau.
Bún được làm từ hạt đậu xanh nghiền nguyên chất, không có bột hoặc các thành phần phụ khác. Không chỉ cầu kỳ trong quá trình sản xuất mà quá trình sấy khô cũng không kém phần phức tạp. Bún phải được sấy khô dưới ánh nắng mặt trời ở bãi cát với sức nóng từ mặt trời và gió biển. Bún nấu cùng tôm và thịt heo là một sự kết hợp hoàn hảo, vị ngọt và thanh. Đối với những người đến thăm Bình Định, nếu có cơ hội ghé thăm làng An Thái đừng quên mua một ít cho bạn bè và người thân của bạn.
Gié bò Tây Sơn (ruột non bò)
Gié bò là một món ăn rất đặc biệt xuất xứ từ vùng An Khê và Vĩnh Thạnh của người dân tộc Bana. Thành phần chính của món ăn là ruột non bò.
Thưởng thức món ăn khi còn nóng, với nhiều hương vị kết hợp tạo thành làm bạn không thể quên được. Bạn có thể ăn cùng mì, rau thơm, ớt, xả ,gừng.
Cua Huỳnh Đế
Biển Bình Định có nhiều loại hải sản: cua, tôm, cá, mực, cá ngừ và tôm hùm. Một loại đặc biệt là cua Huỳnh Đế. Cua có lớp vỏ bề ngoài rất đặc biệt, dày và cứng như áo giáp, có màu ánh vàng với gai từ lưng đến chân không giống như nhiều loại cua khác.
Có rất nhiều cách chế biến món cua Huỳnh Đế như hấp, nướng, nhưng người địa phương thích hấp cua với cơm, hoặc nấu cháo với màu đỏ của gạch cua cùng màu trắng của thịt cua. Thịt ngọt, tươi và rất bổ dưỡng.
Cá hút đá
Cá hút đá là cùng chi với cá chình, nhưng nó lớn hơn nhiều về kích thước, thường sống trong đầm phá, cửa sông. Tuy nhiên, loài cá hút đá tốt nhất là ở đầm lầy Châu Trúc của huyện Phù Mỹ. Thịt tươi, ngọt và bổ dưỡng như thịt bò, thịt heo và thịt gà. Có rất nhiều cách để chế biến: chiên, cà ri hoặc hấp quấn bánh tráng.
Cá hút đá nấu măng hoặc cá hút đá hầm thuốc bắc rất tốt cho sức khoẻ và có thể giúp bạn giải quyết những căn bệnh nóng trong người.
Chim mía
Đến với Bình Định, du khách sẽ có cơ hội thử những con chim mía đặc biệt chỉ có thể tìm thấy ở vùng Tây Sơn, nơi có rất nhiều mía. Bất kể bạn chọn cách nào để nấu thì mùi vị chim mía đều rất tươi và ngon.
Chim mía nhỏ như chim sẻ nhưng có châm dài và to hơn. Sau khi loại bỏ lông bằng tay và lửa, bạn có thể nhìn thấy độ béo chắc của chim mía. Cách ngon nhất để chế biến món chim mía là rang và nướng. Trước khi nướng phải xẻ ra và tẩm một số gia vị, xiên vào que tre và nướng trên than hồng. Với món rang, thả chim đã làm sạch vào chảo dầu nóng trong mười phút để thịt có màu vàng và giòn. Ăn cùng muối tiêu, nhâm nhi bên ly rượu đá Bình Định là những trải nghiệm khó quên.
Bánh tráng dừa Bình Định
Cây dừa là một quà tặng từ thiên nhiên giành cho Bình Định. Phần tốt nhất của cây dừa là dầu dừa. Không chỉ khai thác dầu dừa, người dân Bình Định còn biết sử dụng phần còn lại của trái dừa để tạo ra món ăn đặc sắc. Cơm và nước dừa cũng được sử đụng để làm bánh tráng dừa đơn giản nhưng ngon không kém.
Một món ăn đơn giản, hấp dẫn và mê hoặc tâm hồn của nhiều du khách đến với mảnh đất thân thiện của Tam Quan, Bình Định. Bánh tráng được làm từ hỗn hợp bột gạo, nước cốt dừa, mè và muối. Tất cả được trộn lại và hấp lên. Sau đó, bánh tráng được sấy khô dưới ánh nắng trong nhiều ngày cho đến khi khô hoàn toàn. Kết quả cuối cùng là chiếc bánh tránh tròn và mỏng. Cách hoàn hảo nhất để thưởng thức là nướng trên bếp than hồng, ăn như bánh snack và thơm mùi dừa.
Đón đọc phần 2 về những món ăn Bình Định không thể bỏ qua khi về quê ăn tết nguyên đán: dichvuhangkhong.com.vn/mon-ngon-tet-ky-hoi-binh-dinh-p2.html