6 điều cần và không được quên chuẩn bị trong dịp Tết âm lịch

Phân biệt giữa âm lịch và dương lịch

Định nghĩa

Một năm Âm lịch tuân theo chu kỳ 12 tháng Âm lịch. Một tháng Âm lịch được xác định bằng thời gian Mặt Trăng đi hết một tuần trăng (trăng non, trăng lưỡi liềm và trăng tròn), sau đó thì quay lại vị trí ban đầu. Một năm Dương lịch là thời gian Trái Đất đi hết một vòng hoàn chỉnh quanh Mặt Trời.

Thời gian trong năm

Một năm Âm lịch có khoảng 354 ngày, còn một năm Dương lịch thì có 365 ngày. Như vậy sẽ có sự cách biệt 11 ngày giữa một năm Âm lịch và Dương lịch. Cứ 33 năm thì lịch Âm và lịch Dương sẽ bị lệch đi một năm.

Năm nhuận

Do có sự chênh lệch 11 ngày giữa lịch Âm và lịch Dương nên cứ 3 năm, người ta lại cho thêm một tháng vào lịch Âm (thường gọi là tháng 13). Còn với lịch Dương thì cứ cách bốn năm, người ta lại thêm một ngày “nhuận” vào tháng Hai.

Trang trí ngày Tết

Dọn dẹp và làm đẹp nhà ở

don dep nha don tet

Nhà cửa thường được lau dọn và trang trí trước đêm giao thừa. Mọi người quét và lau chùi sàn nhà. Bếp cần được dọn dẹp sạch sẽ trước đêm 23 tháng Chạp. Theo truyền thống, người chủ gia đình sẽ lau dọn bụi tro (của nhang) trên bàn thờ ông bà. Mọi người tin rằng dọn dẹp nhà cửa sẽ giúp tống khứ hết những xui xẻo trong năm cũ.

Xem Thêm  5 lời khuyên tốt nhất cho một kỳ nghỉ tại Iceland

Tranh cổ ngày tết

tranh co tet co truyen viet nam

Khi Tết đến, mỗi gia đình đều bài trí lại nhà mình, và nhiều người chọn mua tranh Tết để trang trí. Tranh Tết thường là các bức như bộ tranh bốn mùa, đại diện bởi từng loại hoa đặc trưng của bốn mùa; hoặc bộ ngư, tiều, canh, mộc.

Cây Nêu

cay neu

Cây Nêu là một thân tre dài năm hoặc sáu mét đã được tước sạch lá ngoại trừ một ít lá ở phần ngọn. Gần ngọn cây buộc một khung tre tròn giữ một vài con cá nhỏ và mấy cái khánh bằng đất nung leng keng khe khẽ trong gió. Bên dưới đó là vàng mã và một ít bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái có gai nhọn. Ở ngọn cây,một chiếc đèn dầu nhỏ được thắp sáng vào ban đêm. Cây nêu dẫn đường cho linh hồn ông bà tổ tiên về đón Năm Mới cùng con cháu. Ma quỷ sẽ bị xua đuổi bởi cành gai nhọn và tiếng leng keng của chuông khánh.

Mâm Ngũ Quả

Mặc dù được gọi là “mâm ngũ quả”, nhưng các loại trái cây được chọn chưng không phải luôn giống nhau mà thay đổi tuỳ theo từng địa phương, tình hình thời tiết, mùa vụ, và phong tục của mỗi gia đình

mam ngu qua tet

Dù chưng loại trái cây nào, mâm ngũ quả trong ngày Tết lúc nào cũng mang cùng một ý nghĩa

Đó là sự tượng trưng cho lòng biết ơn đối với tổ tiên và lời chúc tốt đẹp cho gia đình trong năm mới. Mỗi loại trái cây trên mâm đều có hương vị, màu sắc và ý nghĩa riêng của nó. Năm màu sắc chủ đạo của mâm ngũ quả mang những ý nghĩa tượng trưng trong triết học phương Đông.

Thứ nhất là màu xanh lá cây của chuối xanh tượng trưng cho mùa xuân. Buồng chuối có hình dáng như một bàn tay đang mở ra để nhận lấy tinh hoa của đất trời mùa xuân và kết thành quả ngọt. Nó cũng tượng trưng cho sự che chở và chăm sóc.

Thứ hai là màu vàng của loại trái cây có tên gọi là trái Phật Thủ. Có tên như vậy là vì nó có 10 múi trông giống như 10 ngón tay Phật. Người ta cho là nếu đặt trái Phật Thủ ở ngay chính giữa buồng chuối sẽ mang lại hạnh phúc và may mắn.

Xem Thêm  Những địa danh du lịch nổi tiếng nhất Darwin

Các loại trái cây màu đỏ là biểu tượng của mùa hè hoặc ngọn lửa, chọn ớt, cam, quýt hoặc hồng đều được. Thứ tư là sắc trắng của quả đào, tượng trưng cho mùa thu. Cuối cùng là màu đen của quả mận, tượng trưng cho mùa đông.

Ở miền Bắc Việt Nam, hầu như trái cây nào cũng dùng được, kể cả ớt. Mục đích chỉ đơn giản là làm cho mâm ngũ quả càng đẹp và bắt mắt càng tốt. Ở miền Nam, người ta tránh chưng một số loại trái cây trên mâm ngũ quả ngày Tết. Chuối bị tránh vì tên nó được phát âm tương tự như một từ có nghĩa là “khó khăn”.

Tục Thờ cúng ông bà

Đạo ông bà (hay chính xác là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên) là tín ngưỡng cho rằng những người đã qua đời vẫn tiếp tục hiện hữu, và vẫn có khả năng ảnh hưởng đến vận mệnh những người đang sống. Trong mỗi gia đình, bàn thờ gia tiên được đặt ở nơi trang trọng nhất.

Từ trước đêm Giao thừa, trên bàn thờ tổ tiên sẽ bày một mâm ngũ quả cúng các vị thần linh và ông bà tổ tiên, đồng thời là để thể hiện ước muốn của cả gia đình về một năm mới may mắn, an khang và thịnh vượng. Ngoài ra, cũng không thể thiếu được một cành đào rực rỡ (hoặc một chậu mai vàng lấp lánh) và một cặp bánh chưng.

tuc tho cung ong ba vao nam moi

Đi viếng mộ ông bà vào đầu năm hay cuối năm là dịp để ta tưởng nhớ và thể hiện sự kính trọng với các đấng bề trên, những người đã khuất. Già trẻ lớn bé sẽ cùng nhau khấn vái các bậc tiền nhân, quét dọn mồ mả, dâng cúng đồ ăn, thức uống, đũa, vàng mã … cho người dưới mộ.

Xem Thêm  Những sai lầm bạn hay mắc phải khi ở Sân Bay

Dù cuộc sống thay đổi có thể khiến những phong tục này không còn như xưa, nhưng có những thứ sẽ không bao giờ thay đổi và vẫn nguyên giá trị: đó là lòng tri ân tổ tiên, tình cảm yêu thương đùm bọc trong gia đình cùng với niềm hy vọng về một năm mới tốt đẹp hơn.

Hoa Chưng Tết

Cây Tắc

Theo văn hoá Việt, người ta thường tin rằng quả kim quất (tắc)  là biểu tượng cho con cháu đầy đàn và may mắn mà gia đình sẽ tiếp tục thừa hưởng trong năm mới. Vì vậy, khâu chọn cây phải khá kỹ lưỡng. Cây sẽ được cắt tỉa làm sao để chưng ra được những trái kim quất màu cam rực rỡ ngay đúng dịp Tết, những trái màu xanh còn lại có thể chín sau, tượng trưng cho hiện tại và tương lai hứa hẹn nhiều điều may mắn.

cay tac

Theo quan niệm trong văn hoá Việt, gia đình được đặt lên hàng đầu, và cây kim quất cũng là biểu tượng của tình gắn kết trong gia đình: trái cây tượng trưng cho ông bà, hoa tượng trưng cho cha mẹ, chồi non là con cái và những chiếc lá đại diện  cho cháu chắt trong gia đình. Thế nên, Tết năm nào của người Việt cũng cần có một cây kim quất xanh tốt.

Hoa Đào

Hoa đào vừa là biểu tượng của Tết Nguyên Đán, vừa là một phần quan trọng trong di sản văn học dân gian của dân tộc. Tương truyền, loài hoa này là nơi trú ngụ của hai vị thần bảo hộ, là biểu tượng thiêng liêng tượng trưng cho sự che chở, bảo vệ của họ dành cho dân chúng.

cay dao

Kiến thức liên quan đến việc trồng đào vẫn được xem là một nghệ thuật, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Nhà nhà đều ưa thích sắc hồng dịu dàng của loài hoa này.

Hoa Mai

Những cánh mai vàng, mai trắng – biểu tượng của mùa xuân và sự sung túc – có mặt ở khắp nơi trong suốt mùa Tết. Do được xem là biểu tượng của sự thịnh vượng nên số lượng cánh hoa sẽ đồng nghĩa với việc nhà đó nhận được may mắn nhiều hay ít trong năm mới. Thế nên, cây mai nào có hoa càng nhiều cánh thì càng có giá trị, và được nhiều người tìm mua.

Xem Thêm  10 chợ ẩm thực Bangkok không nên bỏ lỡ

cay mai

Tập tục của người Việt rất coi trọng việc đón xuân, cụ thể là đón Tết Nguyên Đán. Dù cách thức đón Tết của mỗi gia đình khác nhau nhưng hoa kiểng và trái cây vẫn là những thứ không thể thiếu để chào đón năm mới.

Thức ăn Ngày Tết

Tiếng Việt nói “đón Tết” nghĩa là “ăn Tết”, nghĩa đen là “eat Tết”,  đủ cho thấy món ăn trong dịp Tết quan trọng thế nào. Có món ăn quanh năm, có món chỉ tết mới ăn. Còn có món chay nữa, vì người ta tin tết ăn chay sẽ gặp nhiều may mắn.  Một số món thường ăn trong ngày Tết là:

Bánh chưng bánh dầy

banh trung

Bánh chưng –  Bánh dầy: vốn là gạo nếp bọc nhân thịt hoặc đậu xanh, gói bằng lá dong.  Không có lá dong, có thể thay bằng lá chuối. Bánh chưng (hình chữ nhật tượng trưng cho Đất) còn bánh dầy (hình tròn tượng trưng cho Trời) là biểu tượng của Tết.  Nấu bánh này tốn nhiều thời gian, có thể mất đến mấy ngày. Người ta thường kể sự tích bánh chưng bánh dày liên quan đến ngày Tết cho trẻ con nghe khi nấu bánh suốt đêm

Thịt kho nước dừa

thit kho nuoc dua ngay tet

Thịt Kho Nước Dừa nghĩa là “Thịt hầm trong nước dừa”, đây là món ăn truyền thống gồm thịt ba rọi và  trứng luộc chín vừa được hầm suốt đêm trong một loại xốt giống nước dùng làm từ nước dừa tươi và nước mắm. Người ta thường ăn món này chung với dưa giá và hẹ muối chua cùng cơm trắng.

Giò

Giò Thủ

Trong các loại “giò”, giò thủ dễ chế biến nhất nên nhiều nhà thường tự làm khi Tết đến, nguyên liệu phải được sơ chế, luộc qua nước nóng, thái lát, trộn gia vị, tiêu rồi xào lên.

Xem Thêm  Top 8 món ăn phải thử khi đến Indonesia

gio thu mon an dip tet

Giò gói xong sẽ cho vào tủ lạnh để nguyên liệu quyện lại. Muốn ngon phải gói giò thật kĩ, nguyên liệu không được quá khô thì món giò thủ này mới dậy mùi thơm của gia vị.

Giò Bò

Cũng chế biến giống giò thủ, giò bò thường được bỏ thêm nhiều mỡ để không bị khô. Khi cắt một miếng giò bò ra, nó hồng nhạt như màu thịt bò. Đặc biệt mùi hăng và vị nồng của tiêu chính là nét đặc trưng riêng của giò bò.

Giò lụa

Chọn loại thịt lợn để làm giò lụa thì phải là thịt nạc, ngon và tươi. Phải quết liên tục cho đến khi thịt thật mịn. Ngày nay, thịt được quết bằng máy nên chế biến nhanh hơn và đỡ cực hơn.

cha lua

Tuy nhiên, giò lụa làm theo cách xưa cũ sẽ giữ được vị ngon rất khác với giò lụa quết bằng máy, vì người làm phải dùng nhiều sức hơn nên chăm chút cẩn thận sản phẩm hơn. Nước mắm làm giò lụa cũng phải thơm ngon. Khi cắt ra, giò lụa phải có màu trắng ngà, trên mặt có các lỗ nhỏ thì đảm bảo là miếng giò lụa này sẽ rất ngon!

Giò bì

cha bi viet nam

Giò bì là đặc sản của Phố Xuôi (thuộc tỉnh Hưng Yên). Nó cũng được chế biến từ giò sống và da lợn thái lát, sau đó quấn thành ống nhỏ như ngón tay. Giò bì muốn ngon thì da lợn phải trắng, sạch, luộc chín, cắt thành miếng nhỏ rồi trộn với giò sống. Miếng giò bì phải cứng dòn.

Mứt Tết

Vào dịp lễ Tết của người Việt Nam, ngoài các món ăn truyền thống, không nhà nào quên bày một khay “Mứt Tết”, tách trà, trầu cau bày sẵn để đãi khách đến chơi. “Mứt” làm bằng đủ loại trái cây như quýt, táo, chuối, dừa, hồng, sake. Cả các loại củ như khoai tây, cà rốt và bí cũng được chế biến thành “Mứt”. Do màu “mứt” khá bắt mắt nên người ta thường bày chung  trong một khay sặc sỡ nhiều loại “mứt” cùng lúc.

mut tet ngon dep

Đón tết nghĩa là đón xuân về. Tuy tháng Giêng đã vào xuân, nhưng thời thiết ở Việt Nam vẫn còn se lạnh. Sưởi ấm bằng một tách trà nóng cùng lát mứt gừng vàng ươm, hương vị độc đáo thì thật tuyệt

Xem thêm: Vé máy bay tết 2021 ?? https://dichvuhangkhong.com.vn/ve-may-bay-tet.html

Những Truyền Thông và kiêng kị trong năm mới

Người xông đất

Người đầu tiên đến nhà trong ngày đầu năm quan trọng lắm đó. Người ta cho là nếu đàn ông “xông đất” sẽ rất hên (nhưng mà bạn phải mở cửa cho người ta vào mới được, chứ người đi “xông đất” không nên mở khoá cửa tự vào nhà nhé).

Xem Thêm  Những sân bay có đồ ăn ngon nhất thế giới

Cần phải đón tiếp người đến “xông đất” cho nồng hậu, nhưng chớ nên chọn người bị lé mắt hoặc lông mày dài giao nhau giữa trán  nhé. Tốt hơn hết là người xông đất nên mang theo chút quà như bánh mì, trái cây tươi, muối, và rượu vang. Nếu bạn mà điển trai, lại mang theo chai rượu vang khi đi “xông đất” nữa thì tôi nghĩ chẳng mấy ai khước từ bạn đâu

Mặc quần áo mới

dien do dep nam moi

Nhiều người tin rằng nên mặc quần áo mới vào ngày đầu năm. Điều này có nghĩa là cả năm sẽ có nhiều quần áo mới. Trang phục màu đỏ được chuộng hơn vào ngày Tết vì màu đỏ được coi là màu vui tươi và người mặc màu đỏ chắc chắn sẽ có một tương lai sáng sủa hơn.

Tiền “lì xì”, tục lệ đầu xuân

“Lì xì” cho trẻ tiền đựng trong phong bì  đỏ – tiếng Quan Thoại đọc là “Ya Sui Qian” ( 压岁钱 – áp tuế tiền) – là một tục lệ lâu đời của người Hoa trong lễ hội mừng xuân.

tap tuc li xi chuc tet o vietnam

Truyền thuyết dân gian kể rằng, tổ tiên người Hoa tin là trẻ nhỏ dễ bị quỷ thần dòm ngó hoặc làm hại. Trong tiếng Quan Thoại, “Sui” nghĩa là “tuổi”, đọc giống chữ có nghĩa là “quỷ” ( 鬼 – Quỷ), cho nên “tiền áp tuế” nghĩa là hàng năm “cúng” tiền để xua đuổi tà ma.

Bao đựng tiền lì xì màu đỏ tượng trưng cho may mắn và hạnh phúc tràn đầy.

Tránh khóc lóc

Người ta nói phải tránh làm đổ bể đồ đạc hoặc khóc lóc hay than vãn ngày đầu năm, nếu không muốn cả năm bị “có huông” như thế.

Đừng rửa chén

Ở một số nước, người ta cho là rửa chén bát và giặt ủi vào ngày Tết sẽ làm cho gia đình có tang tóc trong năm. Nhiều người thậm chí còn không gội đầu vào ngày Tết nữa.

Đừng đụng đến dao, kéo

Chớ dùng dao hoặc kéo trong ngày đầu năm vì mấy thứ này có thể cắt đứt mất vận may đấy.

Đánh giá bài viết