Nội dung chính
Câu ca dao được truyền tụng rất lâu đời ở miền Nam Việt Nam, ấy là muốn cho những ai chưa biết Bạc Liêu hay chưa đến Bạc Liêu lần nào cũng hình dung được phần nào về đặc tính của địa phương này.
Nhưng Bạc Liêu có phải là xứ quê mùa không? Về điểm này đối với ngày nay, khi ánh sáng văn minh đã tràn khắp tỉnh thành, làng xóm thì chuyện quê mùa kể như không thành vấn đề nữa. Nhưng trả Bạc Liêu về thời kỳ xa xưa, nghĩa là chừng nửa thế kỷ trước, thì Bạc Liêu vẫn đúng với hai chữ “quê mùa”. Vì thuở trước dân chúng Bạc Liêu từng sống với nghề nông và nghề biển, đời sống họ phần đông gắn liền với đồng quê.
Vang danh sứ “Công Tử”
Ai đã từng đi thăm ruộng lúa ở Bạc Liêu tốt nhận thấy tỉnh Bạc Liêu xưa và nay quả là một vựa lúa nhỏ, trong cải vựa lúa lớn của miền Nam Việt Nam.
Tỉnh Bạc Liêu từng sản xuất ra nhà triệu phủ Trần Trinh Trạch có lúc dám cho chính phủ Pháp vay bạc, ấy cũng nhờ cái kho lúa mênh mông bát ngát của tỉnh nhà.
Trên 30 năm trước đây, người ta thường nói đến các tay “công tử Bạc Liêu” như Dù Hột, cậu Ba Quy từng nổi tiếng như cồn là “Hắc công tử”.
Như vậy Bạc Liêu, thời xa xưa tuy quê mùa, mà nay có phồn thịnh nhờ cái vựa lúa thiên nhiên của vùng đồng bằng trù phú. Các tay công tử Bạc Liêu xài tiền như nước, dám đốt giấy bạc để mồi xì-gà, dám lái máy bay đi thăm ruộng lúa.
Sự kiện này đã làm cho Bạc Liêu gây được một thời kỳ oanh liệt, ăn chơi suốt từ Nam chí Bắc, mỗi khi nghe danh “công tử Bạc Liêu” là thiên hạ phải thán phục về lối xài tiền đỏm dáng.
Cá chốt ở đâu nhiều nhất?
Nói về cá chốt ở Bạc Liêu, ai cũng công nhận rằng địa phương này có hằng hà sa số cá chốt, nó nhiều có thể nói là vô địch đối với các tỉnh từ Nam chí Bắc. Ai có đi tàu hay đi ghe trên sông Ba Thắc (thường gọi là sông Hậu Giang) hoặc sông Gành Hàu, muốn biết cá chốt nhiều hay ít, người ta cứ tiểu tiện đại trên sông, tức thì có chốt nối lên đặc ngày lên sông, có người thấy chóng mặt hoặc không dám ăn cá chốt nữa.
Có chốt Bạc Liêu đã nổi tiếng là nhiều vô địch không đâu bằng, nên rất dễ gợi cho người phương xa mỗi khi trở về Bạc Liêu, đều không quên được cá chốt Bạc Liêu tức là sẽ nhớ mãi cái đặc điểm khác lạ của địa phương này.
Con người Triều Châu và Bạc Liêu xưa
Bạc Liêu còn nổi danh là nhiều người Triều Châu. Người Tàu đến làm ăn sinh sống ở đây đã hơn một thế kỷ rồi. Nhưng trong số này người ta thường phân biệt người Triều Châu, người Hải Nam, người Quảng Đông v,v… đặc biệt chỉ có người Triều Châu là chiếm đa số. Họ nhiều đến đỗi thấy người Quảng Đông hay người Hải Nam, người ta cũng coi là người Triều Châu.
Thời xưa Ngôn ngữ thông dụng ở đây nhất cũng là tiếng Tàu. Ai muốn làm ăn buôn bán tại Bạc Liêu ngày trước mà không biết tiếng Tiều hay không rành tiếng Tiều là điều thiệt thòi lớn. Mấy mươi năm trước, tới Bạc Liêu, người ta đã có cảm tưởng tỉnh Bạc Liêu là tỉnh đặc biệt của người Triều Châu, giống như ngày nay người ta coi chợ Lớn là thành phố của người Tàu.
Ngày nay, trải qua bao biến cố của đất nước, Bạc Liêu đã sống vững và trưởng thành, nhưng trước nhất Bạc liêu không còn là xứ quê mùa như xưa nữa. Thứ đến, Bạc Liêu không còn là tỉnh thành của người Triều Châu, vì trước sự tiến hoà không ngừng của dân tộc Việt nam, thành kiến củ đã bị xoá tan: người Triều chân không còn là đa số, cũng không là giềng mối của mọi sanh hoạt hằng ngày.