Nội dung chính
Hà Tiên là một thị xã biên giới thuộc tỉnh Kiên Giang nằm ở bờ biển Tây Nam của Việt Nam, chỉ cách biên giới Cam pu chia khoảng 7km. Hà Tiên là một điểm du lịch hấp dẫn với rất nhiều khách du lịch Việt Nam, tuy nhiên do nằm ở xa nên vẫn còn ít khách du lịch quốc tế đến thăm Hà Tiên. Với cửa khẩu quốc tế Xà Xía (để sang Campuchia) và các chuyến tàu cao tốc ra đảo Phú Quốc nổi tiếng làm cho Hà Tiên trở thành một nơi nghỉ ngơi lí tưởng cho những du khách không thích di chuyển quá nhiều.
Lịch Sử hình thành của thị xã Hà Tiên
Hà tiên được Mạc Cửu – người Trung Quốc lưu lạc khám phá và đặt tiên. Mạc Cửu sinh tại tỉnh Quảng Đông, thời nhà Thanh, Trung Quốc. Ông được vua Cao Miên cho phép di cư sang vương quốc Cao Miên với vai trò là trưởng đoàn của một cộng đồng thương gia người Hoa. Năm 1700, Mạc Cửu ấy đã lập thái ấp riêng của mình tại đây. Khi đế chế Cao Miên sụp đổ và luôn bị đe doạ bởi các cuộc cướp bóc của người Thái, Mạc Cửu đã chuyển qui thuận nhà Nguyễn. Với sự bảo vệ của nhà Nguyễn, Hà Tiên đã tránh khỏi các cuộc tấn công của người Thái và đồng thời phát triển phồn vinh dưới sự lãnh đạo của Mạc Cửu. Sau cái chết của ông vào năm 1735, gia tộc Mạc Cửu tiếp tục cai quản vùng đất này. Sau này, nhiều người Việt di cư đến khu vực này và được nhà Nguyễn sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam vào những năm 1800.
Hà Tiên đóng một vai trò quan trọng của lịch sử Việt Nam. Là nơi cư ngụ của Nguyễn Ánh (sau này trở thành vua Gia Long), vị vua sang lập triều Nguyễn – trước khi bắt đầu cuộc chiến để dành quyền cai trị đất nước. Cũng tại Hà Tiên, vua Gia Long đã kí hiệp ước với giám mục người Pháp, Pigneau de Behaine. Hiệp ước này giống như điểm khởi đầu của hành trình người Pháp can dự vào công việc của triều Nguyễn về sau và xâm lăng Việt Nam. Hành trình kết thúc với việc thực dân Pháp tiến vào Huế vào đầu thế kỷ 19. Thực ra người Pháp đã bắt đầu xâm lược Việt Nam từ Hà Tiên từ vài thập kỷ trước đó.
Hà Tiên còn có một lịch sử đau thương với cuộc tấn công của Khơ me đỏ vào năm 1978. Tại đây 130 thường dân Việt nam đã bị giết hại. Các cuộc tấn công này là khiêu khích và buộc chính quyền Việt Nam gửi quân tình nguyện giải phóng Căm Pu chia khỏi chế độ diệt chủng Pôn Pốt. Ở Hà Tiên, có nhiều người dân tộc Khơ me vẫn đang sinh sống và các di tích của đế chế ngày xưa vẫn còn tìm thấy như văn hoá địa phương, hàng thủ công mỹ nghệ, ẩm thực, cây thốt nốt và các chùa theo kiến trúc Khơ me rải rác trong thị xã.
Ngoài ra, còn có các di tích minh chứng sự hiện diện của người Hoa ở đây qua các lối kiến trúc. Thị xã có nhiều nhà kiến trúc của người Hoa kết hợp với gian hang ở phía trước vẫn còn tồn tại một cách tinh tế qua năm tháng và làm cho thị xã mang một nét duyên dáng độc đáo và khó quên.
Phong Cảnh và Địa Điểm Du Lịch Tại Hà Tiên
Bãi Biển Mũi Nai
Bãi biển Mũi Nai (hay bị nhầm với Mũi Né nằm ở phía bắc Thành phố Hồ Chí Minh) là điểm đến lí tưởng để thưởng thức đồ giải khát và hải sản. Tại đây có các ghế dài đặt dưới hàng dừa dọc bãi biển để cho thuê, sóng biển ở đây rất nhẹ và nước ấm. Mũi Nai là điểm du lịch nổi tiếng cho du khách trong nước, cao điểm là vào cuối tuần hoặc các ngày lễ.
Tham khảo những món ăn đặc sắc tại Phú Quốc (Kiên Giang) ?? https://dichvuhangkhong.com.vn/du-lich-phu-quoc-dot-tet-nguyen-dan-nen-an-gi.html
Lăng Mạc Cửu
Đền thờ Mạc Cửu là một trong những điểm được bảo tồn tốt nhất tại đây. Lăng miếu của gia đình họ Mạc là một phần của đền thờ và khuôn viên vườn. Lăng mộ được xây dựng theo phong cách Trung Hoa truyền thống và trang trí bằng các hình rồng, phụng, sư tử và các vị giám hộ. Lăng Mạc Cửu lớn nhất, nổi bật với trang trí hình con cọp trắng và rồng xanh.
Chùa hang Thạch Động
Chùa hang Thạch Động cách thị xã Hà Tiên khoảng 5 km về phía Tây, là một núi đá vôi và các cảnh đẹp hùng vĩ có thể nhìn qua Cam pu chia. Ở tầng trệt của núi có một tượng đài hình nắm đấm để tưởng nhớ những người bị tàn sát bởi Khơ me đỏ.
Tịnh Xá Ngọc Tiên
Phía bên kia của thị xã Hà Tiên là Tịnh Xá Ngọc Tiên, là một ngôi chùa lớn được xây dựng từ những năm 1960. Tuy đây không phải là một ngôi chùa cổ nhưng khung cảnh nhìn từ đỉnh chùa xuống rất đẹp. Chùa mở cửa cho mọi người viếng thăm trừ những giờ tụng kinh và cầu nguyện.
Hà Tiên có một chỗ đứng đặc biệt trong lòng người Việt yêu nước, không chỉ vì tầm quan trọng văn hoá và lịch sử nước nhà, mà vì những cảnh đẹp thiên nhiên. Có lẽ là do địa lý biệt lập hay do sự đa văn hoá độc đáo ở đây mà còn bình lặng hơn các đô thị khác của Việt Nam. Điều này làm cho Hà Tiên trở thành nơi lý tưởng cho việc nghỉ ngơi, thư giãn và nạp lại năng lượng. Có rất nhiều cảnh đẹp ở trong và xung quanh.
Thị xã Hà Tiên có một thị trường sản phẩm tuyệt vời nguồn gốc từ Cam pu chia và Thái Lan. Đây là nơi lí tưởng cung cấp các loại hoa quả tươi cho các chuyến đi về vùng nông thôn hoặc đi tắm biển. Chợ địa phương cũng là nơi cung cấp thực phẩm phục vụ cho việc nấu nướng. Chợ đêm cũng là một nơi thưởng thức các món ăn ngon và rẻ.
Ý Nghĩa Văn Hoá Hà Tiên – Kiên Giang
Hàng trăm năm qua, Hà Tiên được coi là cái nôi và mang cảm hứng cho thơ ca, bắt nguồn từ con trai của Mạc Cửu là Mạc Thiên Tứ. Từ những năm 1760, dưới sự cai quản của Mạc Thiên Tứ, nơi đây đã trở thành một thương cảng nổi tiếng trong Vịnh Thái Lan, trước cả Sài Gòn và Băng Cốc. Mạc Thiên Tứ đã tiếp bước các luật lệ của cha ông ấy để giữ cảng Hà Tiên là một cảng thông thương, khuyến khích các thương gia từ nhiều vùng miền đến thị xã để Hà Tiên phát triển mạnh mẽ. Là một nhà thơ, Mạc Thiên Tứ đã mời các học giả Trung Quốc đến thăm Hà Tiên và sáng tác các bài thơ về cảng Hà Tiên. Khi các học giả trở về Trung Quốc, các bài thơ này đã khơi dậy sự quan tâm mạnh mẽ cho các dòng văn học ở Quảng Đông. Một số bài thơ về Hà Tiên đã được sáng tác bởi những nhà thơ chưa từng đến cảng Hà Tiên. Truyền thống thơ ca của thị xã được duy trì cho đến ngày nay và lễ hội thơ“ Tao đàn chiêu anh Các” được tổ chức vào rằm tháng Giêng hàng năm.
Phương tiện đi lại
Các chuyến xe khách đến Hà Tiên từ thành phố Rạch Giá hoặc Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang. Chếch về phía tây của Hà Tiên là cửa khẩu quốc tế Xà Xía. Từ Hà Tiên có hai chuyến tàu cánh ngầm ra Phú Quốc mỗi ngày, nơi có cảng hàng không nội địa và sân bay quốc tế.